Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh An Giang

PCI An Giang

Kết quả sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020

09:46 12/11/2018

(Cổng TTĐT AG)- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
 

Chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: (1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) Chi phí không chính thức thấp; (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính (TTHC) nhanh chóng; (6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (9) Chính sách đào tạo lao động tốt và (10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự.


Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước, gồm: (i) Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác; (ii) Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa theo thang điểm 10; (iii) Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần theo thang điểm tối đa 100.

Cứ bốn năm một lần, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành rà soát phương pháp luận và hiệu chỉnh lại chỉ số PCI để cập nhật và phản ánh tốt nhất những thay đổi, chuyển biến trong môi trường kinh doanh (năm 2009, năm 2013 và mới nhất là năm 2017). Điều chỉnh phương pháp luận có thể làm gián đoạn việc đo lường đánh giá theo thời gian, song đây là đòi hỏi cấp thiết để PCI có thể cập nhật và phản ánh được những chuyển động của môi trường kinh doanh và nền kinh tế Việt Nam.

 * Sự cần thiết ban hành Chương trình hành động:

Qua 08 năm điều tra khảo sát và công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính từ năm 2010 đến 2017 thì có 03 năm tỉnh An Giang là tỉnh có đánh giá chất lượng điều hành “Tốt” (2010 - 2012), 04 năm đạt kết quả điều hành “Khá” (2013-2016). Về điểm số, trong 03 năm liền (2010-2012), điểm số PCI tỉnh An Giang đều trên 60 điểm, và đáng lưu ý năm 2012 An Giang đạt 63,42 điểm, xếp hạng 2/63 cả nước và thứ 2/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, từ năm 2013 trở đi, PCI của An Giang liên tục giảm. Cụ thể, năm 2013 xếp thứ 23/63 tỉnh, thành (giảm 21 bậc); năm 2014 xếp thứ 37/63 tỉnh, thành (giảm 14 bậc); năm 2015 tiếp tục giảm 02 bậc xếp thứ 39/63 tỉnh, thành. Đến năm 2016, PCI tỉnh An Giang đạt 57,79 điểm (tăng 0,18 điểm, tăng 01 bậc so với năm 2015), xếp thứ 38/63 tỉnh, thành và thuộc nhóm điều hành “khá”; so với 13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đứng thứ 9/13 tỉnh, thành phố; tăng 01 bậc, đứng trên Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang và Cà Mau.

Bên cạnh đó, mặc dù được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên kết quả về chỉ số năng lực cạnh tranh cũng như kết quả về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành vẫn còn nhiều hạn chế, đôi khi thiếu kiên quyết và chưa được quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với đối tượng phục vụ chưa tích cực, thiếu chặt chẽ và đồng bộ; công tác hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các thủ tục để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Nhận định được tình hình, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong ba khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Do đó, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành trên cơ sở phân tích nguyên nhân hạn chế, xác định rõ nhiệm vụ, đưa ra giải pháp, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo động lực cho thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.

Do đó, Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 2000/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Tuy nhiên, trước khi ban hành có ý kiến thảo luận của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Tỉnh ủy. Để tổ chức thực hiện Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc.

Nét mới của Chương trình hành động là đối với từng chỉ số thành phần sẽ do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo và theo dõi sát quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ngành phụ trách từng chỉ số và các chỉ tiêu thành phần (trước đây chỉ phân sở, ngành phụ trách từng chỉ số và các chỉ tiêu thành phần). Ngoài ra, Chương trình có mời sự tham gia của một số Ban xây dựng Đảng đối với các chỉ số như: (1) Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trong công tác theo dõi; (2) Chỉ số chi phí không chính thức và Chỉ số thiết chế pháp lý, công tác theo dõi có sự phối hợp Ban Nội chính Tỉnh ủy; (3) Chỉ số đào tạo lao động và Chỉ số tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh, công tác theo dõi có sự phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

* KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Với quyết tâm cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về năng lực cạnh tranh, đưa địa phương trở lại nhóm có chất lượng điều hành “Khá” hoặc “Tốt” trong xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế, tỉnh An Giang đã có nhiều sáng tạo, đổi mới và quyết liệt trong thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Kết quả sau 2 năm thực hiện Chương trình hành động trọng điểm của tỉnh cho thấy, thứ hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2016 đạt 57,79 điểm, xếp 38/63 tỉnh thành, thì năm 2017 đạt 62,16 điểm, xếp 32/63 tỉnh thành, tăng 4,37 điểm, tăng 06 bậc so với năm 2016; qua đó khẳng định lại niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao và sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Đạt được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, thông suốt, sáng tạo và thống nhất của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương và của người dân, nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay, chung sức.

1.    Công tác chỉ đạo điều hành:

1.    1. Về quan điểm

Chỉ số PCI là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Với nội dung đó, các cấp, các ngành của tỉnh luôn xem việc cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp là chương trình trọng điểm của tỉnh, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Với quan điểm, sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự thành công của tỉnh. Tỉnh luôn nhất quán áp dụng nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, tài nguyên, khoáng sản, nguồn lực tài chính hỗ trợ từ ngân sách, dự án đầu tư công, chính sách thuế, chính sách tín dụng, giải quyết TTHC,...; tăng cường công tác đối thoại, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; chú trọng xây dựng hình ảnh lãnh đạo chính quyền tỉnh An Giang năng động và sáng tạo, luôn đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2. Nét nổi bật trong công tác chỉ đạo điều hành

So với những năm trước, công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh có sự quyết liệt, xuyên suốt và tiếp tục đổi mới, linh hoạt; đồng thời, cũng đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và tầm nhìn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Ngay từ năm 2014, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11/7/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

-    Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 27/7/2016 triển khai thực hiện năm 2016, Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 07/4/2017 triển khai thực hiện năm 2017, Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 20/4/2018 triển khai thực hiện năm 2018 Chương trình hành động; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 27/02/2017 thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 31/5/2018 thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang; Công văn số 536/UBND-TH ngày 23/5/2018 yêu cầu các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Ban Chỉ đạo PCI tỉnh cũng đã ban hành các Kế hoạch kiểm tra, giám sát và tuyên truyền hàng năm và cả giai đoạn 2016-2020 về Chương trình hành động.

-    Để hỗ trợ cũng như tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 để triển khai thực hiện, Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 31/1/2017 triển khai thực hiện Cam kết với VCCI, Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 03/3/2017 về phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 09/3/2017 về thực hiện “Năm Doanh nghiệp” tỉnh An Giang, Công văn số 1069/UBND-TH ngày 26/6/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017, Công văn số 321/UBND-KTTH ngày 28/3/2018 triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 05/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

-    Đã tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn để phân tích, đánh giá về PCI, về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện cũng được thực hiện thường xuyên nhằm nêu cao vai trò của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

1.3. Quá trình tổ chức thực hiện đi vào thực chất, gắn nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả “bốn khâu đột phá” tạo nền tảng quan trọng xây dựng hình ảnh môi trường kinh doanh thuận lợi, công khai, minh bạch:

a)    Quyết tâm thực hiện cải cách hành chính:

Với trọng tâm là tập trung giải quyết thủ tục theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của tỉnh rà soát và thực hiện giảm ít nhất 20% tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 23/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh (thay thế Quyết định số 3313/QĐ-UBND ngày 21/11/2016). Đặc biệt, một số thủ tục cắt giảm đến 53% thời gian giải quyết như: đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đăng ký và xóa thế chấp… Các thủ tục hành chính được thực hiện đảm bảo 4 bước là tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả đúng thời gian đã cam kết.

Tiếp tục chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn bản số 2016/UBND-KTTH ngày 17/11/2017 về việc thực hiện quy trỉnh thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân sớm triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện mô hình đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp cùng lúc với đăng ký kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian tuân thủ thủ tục hành chính…

Trung tâm Hành chính công tỉnh An Giang thành lập theo Quyết định số 2094/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và chính thức hoạt động từ ngày 04/5/2018. Trung tâm có chức năng làm đầu mối tập trung giải quyết và chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của 19 Sở, ban, ngành bao gồm: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Ngoại vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Thanh tra tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế và Ủy ban nhân dân tỉnh. Có tất cả 1.660 thủ tục hành chính của 173 lãnh vực giải quyết theo cơ chế 1 cửa liên thông được thực hiện tại Trung tâm hành chính công. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức và cá nhân.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3412/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang.

b)    Công tác hỗ trợ và giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp ngày càng thiết thực, hiệu quả:

Trước khi Nghị quyết 35/NQ-CP được Chính phủ ban hành (ngày 16/5/2016), Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 02/3/2016 về việc thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh An Giang trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; cấp huyện cũng đã thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Mục đích nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về những khó khăn, vướng mắc; đồng thời nhằm khuyến khích sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành. Điểm sáng là Tổ giúp việc của Ban Hỗ trợ doanh nghiệp tham mưu Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Thông báo kết luận kết quả họp với doanh nghiệp ngay sau cuộc họp kết thúc để tổ chức thực hiện. Cụ thể, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 đã tiếp nhận tổng cộng 328 đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, đã xử lý đúng hạn 324 hồ sơ (đạt 98,78%), 04 hồ sơ trễ hạn (chiếm 1,22%). Từ đó, đã tạo tâm lý tin tưởng của doanh nghiệp đối với sự lãnh đạo, điều hành và kết quả giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với kiến nghị của doanh nghiệp.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp được đẩy mạnh triển khai theo hình thức mở với nhiều hoạt động thiết thực, điển hình như hoạt động đối thoại doanh nghiệp (mỗi năm tổ chức 2 lần) và mô hình “Cà phê doanh nhân” được duy trì thường xuyên 02 tuần/lần vào ngày thứ sáu nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, là kênh đối thoại trực tiếp của lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban ngành với cộng đồng doanh nghiệp để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức 02 lần gặp gỡ riêng với doanh nghiệp (Sở, Ban, ngành không tham dự) để lắng nghe, giải quyết những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức 02 cuộc đối thoại cấp tỉnh với doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cuộc đối thoại này được lồng ghép vào các Hội nghị cấp tỉnh như: Hội nghị công bố kết quả chỉ số PCI; Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh;... giải quyết kịp thời 100% kiến nghị của doanh nghiệp. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự năng động điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức làm việc trực tiếp với tất cả cán bộ, công chức, viên chức của các lực lượng thuế, hải quan, quản lý thị trường, cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy, thanh tra giao thông, thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành,... để thực hiện phương châm chỉ đạo “từ dưới lên”, “đi vào tận gốc vấn đề cản trở doanh nghiệp phát triển”. Mục đích nhằm quán triệt tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh không xem nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính là nguồn thu chính, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển.

c)    Thông tin luôn được công khai, minh bạch:

Với mục tiêu xây dựng và từng bước cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng thông thoáng, thân thiện, minh bạch, hấp dẫn; đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 28/6/2016 về việc công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Báo An Giang định kỳ hàng tháng. Từ khi ban hành kế hoạch đến nay, các đơn vị chủ động, tích cực triển khai thực hiện và đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

-    Qua 05 tháng thực hiện (từ tháng 8-12/2016), 8 đơn vị thí điểm (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế) đã tiếp nhận tổng cộng 13.092 hồ sơ của doanh nghiệp, đã xử lý đúng hạn 12.178 hồ sơ (đạt 93,02%) và 05 hồ sơ trễ hạn (đạt 0,04%), còn lại 909 hồ sơ còn trong thời gian giải quyết (chiếm 6,94% trong tổng số hồ sơ đã nhận).

-    Trong năm 2017, tất cả các Sở, Ban, ngành tỉnh và 11 huyện, thị xã, thành phố (trừ Công an, Quân sự, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra tỉnh) đã tiếp nhận 1.018.320 hồ sơ của doanh nghiệp và người dân, đã xử lý đúng hạn 927.251 hồ sơ (đạt 91,06%), 105 hồ sơ trễ hạn (chiếm 0,01%), còn lại là những hồ sơ trong thời hạn xử lý.

-    Riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã tiếp nhận tổng cộng 423.782 hồ sơ của doanh nghiệp và người dân, xử lý đúng hạn 395.567 hồ sơ (đạt 93,34%), có 102 hồ sơ trễ hạn (chiếm 0,02%), còn lại là những hồ sơ trong thời hạn xử lý.

Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch thông tin danh mục tài liệu, số liệu, thông tin công bố, công khai của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến quy hoạch, kế hoạch (đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch: phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, xây dựng, quy hoạch ngành...); bộ thủ tục hành chính; danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư; tình hình kinh tế - xã hội; các tài liệu về ngân sách… đều được các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, xem đây là một giải pháp trọng tâm trong cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

d) Công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai được thực hiện thường xuyên, liên tục:

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang. Để triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo PCI cũng đã kịp thời ban hành các kế hoạch hàng năm cả giai đoạn 2016 - 2020 để tuyên truyền, quán triệt và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của các đơn vị. Riêng đối với Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2017, Ban Chỉ đạo PCI tỉnh đã lồng ghép vào kế hoạch kiểm tra thực hiện các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh được thành lập theo Quyết định số 371-QĐ/TU của Tỉnh ủy.

Hàng năm, tỉnh đều chỉ đạo việc công bố, công khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chung đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tránh trùng lấp. Các sở, Ban, ngành và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cũng đã tăng cường quán triệt, kiểm tra, giám sát cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu. Tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

2.    Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh và chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh An Giang:

2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh

Với những nỗ lực và quyết tâm không ngừng của tỉnh An Giang trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Chương trình hành động và kế hoạch hàng năm đã được duyệt, có bám sát vào các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành; chỉ số PCI tỉnh An Giang qua 2 năm thực hiện Chương trình hành động có sự cải thiện rõ rệt về điểm số và thứ hạng, cụ thể:

 

 

 

 

 

SO SÁNH

 

SO SÁNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2016 --> 2015

2017 --> 2016

 

 

 

NĂM

NĂM

NĂM

 

 

 

 

 

 

 

TT

CHỈ SỐ

Tăng/

Tăng/

Tăng/

Tăng/ Giảm

 

2015

2016

2017

Giảm hạng

hạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảm

 

 

 

Giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả

 

Khu

Cả

 

Khu

 

 

 

 

 

 

điểm

 

điểm

 

 

 

 

 

 

 

nước

 

vực

nước

 

vực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gia nhập thị trường

8,68

8,58

8,67

-0,1

28

 

6

0,09

3

 

2

 

(-14)

(-1)

(+25)

 

(+4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiếp cận đất đai

5,94

6,02

6,37

0,08

23

 

12

0,35

30

 

10

 

(+8)

 

(0)

(-7)

 

(+2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tính minh bạch

6,50

6,20

6,92

-0,3

33

 

5

0,72

2

 

2

 

(-15)

(-1)

(+31)

 

(+3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí thời gian

7,00

6,97

6,88

-0,03

19

 

11

-0,09

22

 

11

 

(+1)

 

(+1)

(-3)

 

(0)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí không chính thức

4,66

5,40

5,20

0,74

29

 

12

-0,20

35

 

13

 

(+13)

 

(+1)

(-6)

 

(-1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cạnh tranh bình đẳng

4,41

4,50

4,99

0,09

51

 

12

0,49

36

 

12

 

(-5)

 

(0)

(+15)

 

(0)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Tính năng động

4,47

5,40

6,44

0,93

15

 

5

1,04

8

 

5

 

(+21)

 

(+7)

(+7)

 

(0)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hỗ trợ doanh nghiệp

5,67

5,49

5,99

-0,18

36

 

8

0,50

53

 

9

 

(-8)

 

(-4)

(-17)

 

(-1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Đào tạo lao động

5,14

5,23

5,69

0,09

54

 

9

0,46

51

 

8

 

(-4)

 

(-1)

(+3)

 

(+1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thiết chế pháp lý

6,18

5,63

6,15

-0,55

26

 

12

0,52

20

 

7

 

(-8)

(-3)

(+6)

 

(+5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG

57,61

57,79

62,16

0,18

38

 

9

4,37

32

 

7

 

 

(+1)

 

(+1)

(+6)

 

(+2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)    Về điểm số:


Năm 2016, PCI tỉnh An Giang đạt 57,79 điểm (tăng 0,18 điểm, tăng 01 bậc so với năm 2015), xếp thứ 38/63 các tỉnh, thành phố; so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, An Giang đứng thứ 9/13, tăng 01 bậc, đứng trên Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang và Cà Mau. Đến năm 2017, PCI tỉnh An Giang đạt 62,16 điểm (tăng 4,37 điểm, tăng 06 bậc so với năm 2016), xếp thứ 32/63 cả nước và thuộc nhóm điều hành “Trung bình”. So với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang tăng 02 bậc, đứng thứ 7/13 tỉnh, thành phố; trên Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cà Mau.

Cụ thể điểm số của các chỉ số thành phần cho thấy, năm 2016 có tất cả 05 chỉ số tăng điểm so với năm 2015 (01 chỉ số tiếp tục tăng điểm và 04 chỉ số được cải thiện) và 05 chỉ số giảm điểm (03 chỉ số tiếp tục giảm). Cụ thể, 05 chỉ số tăng điểm là Đào tạo lao động (tăng 0,09 điểm so với năm 2015); Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (tăng 0,93 điểm); Chi phí không chính thức (tăng 0,74 điểm); Cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,09 điểm); Tiếp cận đất đai (tăng 0,08 điểm). 05 chỉ số giảm điểm là Chi phí gia nhập thị trường (tiếp tục giảm 0,1 điểm so với năm 2015); Chi phí thời gian (tiếp tục giảm 0,03 điểm); Thiết chế pháp lý (giảm 0,55 điểm); Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (giảm 0,3 điểm); Dịch vụ Hỗ trợ doanh trợ (giảm 0,18 điểm).

Đến năm 2017, có tất cả 08 chỉ số tăng điểm so với năm 2016 (04 chỉ số tiếp tục tăng điểm và 04 chỉ số được cải thiện) và 02 chỉ số giảm điểm (01 chỉ số tiếp tục giảm). Cụ thể, 08 chỉ số tăng điểm là Tiếp cận đất đai (tăng 0,35 điểm); Cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,49 điểm); Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo (tăng 1,04 điểm); Đào tạo lao động (tăng 0,46 điểm); Chi phí gia nhập thị trường (tăng 0,09 điểm); Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (tăng 0,72 điểm); Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,5 điểm); Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự (tăng 0,52 điểm). 02 chỉ số giảm điểm là Chi phí thời gian (tiếp tục giảm 0,09 điểm) và Chi phí không chính thức (giảm 0,2 điểm).

b) Về thứ hạng:

Năm 2016, so với cả nước thì PCI tỉnh An Giang có tất cả 04 chỉ số tăng thứ hạng: Tiếp cận đất đai (hạng 23, +8 bậc so với năm 2015), Chi phí thời gian (hạng 19, +1), Chi phí không chính thức (hạng 29, +13), Tính năng động (hạng 15, +21) và 06 chỉ số thành giảm thứ hạng gồm: Chi phí gia nhập thị trường (hạng 28, -14), Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (hạng 33, -15), Cạnh tranh bình đẳng (hạng 51, -5), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (hạng 36, -8), Đào tạo lao động (hạng 54, -4), Thiết chế pháp lý (hạng 26, -8).

Đến năm 2017, có 06 chỉ số tăng thứ hạng so với cả nước: Chi phí gia nhập thị trường (hạng 3, +25 bậc so với năm 2016), Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (hạng 2, +31), Cạnh tranh bình đẳng (hạng 36, +35), Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (hạng 8, +7), Đào tạo lao động (hạng 51, +3), Thiết chế pháp lý (hạng 20, +6) và 04 chỉ số giảm thứ hạng gồm: Tiếp cận đất đai (hạng 30, -7), Chi phí thời gian (hạng 22, -3), Chi phí không chính thức (hạng 35, -6), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (hạng 53, -17).

2.2. Chất lượng điều hành kinh tế

Năm

Điểm số tổng

Xếp hạng

Phân nhóm điều hành

 

 

 

 

Năm 2010

61,94

14

Tốt

 

 

 

 

Năm 2011

62,22

19

Tốt

 

 

 

 

Năm 2012

63,42

2

Tốt

 

 

 

 

Năm 2013

59,07

23

Khá

 

 

 

 

Năm 2014

58,10

37

Khá

 

 

 

 

Năm 2015

57,61

39

Khá

 

 

 

 

Năm 2016

57,79

38

Khá

 

 

 

 

Năm 2017

62,61

32

Trung bình

 

 

 

 

 

Như đã nêu ở phần trên, qua 08 năm điều tra khảo sát và công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính từ năm 2010 đến 2017 thì có 03 năm tỉnh An Giang là tỉnh có đánh giá chất lượng điều hành “Tốt” (2010 - 2012), 04 năm đạt kết quả điều hành “Khá” (2013-2016). Tuy nhiên, năm 2017 điểm số tăng đến 4,37 điểm, đạt mức 62,16 điểm nhưng lại xếp vào Nhóm điều hành “Trung Bình”.


Nguyên nhân được nhóm nghiên cứu PCI giải thích là trong giai đoạn từ năm 2006-2016, nhóm nghiên cứu xác định các nhóm chất lượng điều hành dựa trên các “điểm phân nhóm” của hai nhóm có khoảng cách điểm lớn nhất. Bởi vì các phân nhóm cơ cấu này vẫn giữ nguyên dù có thay đổi về phương pháp luận hay điều chỉnh trọng số; điều này cho phép nhóm nghiên cứu có thể xác định được những địa phương nào đã nỗ lực cải cách để vươn lên nhóm xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là việc xác định các điểm phân nhóm ngày càng khó hơn do xu hướng hội tụ điểm số PCI theo thời gian.

Vì thế, trong giai đoạn từ năm 2017-2020, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thống kê về “độ lệch chuẩn” để đo lường trung bình khoảng cách điểm số của từng tỉnh đến điểm số của tỉnh trung vị PCI thay cho phương pháp cũ. Phương pháp này giúp việc phân nhóm xếp hạng các tỉnh chính xác hơn và có ý nghĩa hơn để có thể tiến hành các đánh giá so sánh theo thời gian. Và cứ bốn năm một lần, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành rà soát phương pháp luận và hiệu chỉnh lại chỉ số PCI để cập nhật và phản ánh tốt nhất những thay đổi, chuyển biến trong môi trường kinh doanh (hai lần trước vào năm 2009 và 2013).

Cách thức phân nhóm điều hành theo phương pháp thống kê về “độ lệch chuẩn” được nhóm nghiên cứu xác định như sau: Nhóm 1- Rất tốt có điểm chuẩn hóa lớn hơn 2; Nhóm 2- Tốt có điểm chuẩn hóa từ 1 đến 2; Nhóm 3-Khá có điểm chuẩn hóa từ 0 đến 1; Nhóm 4- Trung bình có điểm chuẩn hóa từ -1 đến 0; Nhóm 5- Tương đối thấp có điểm chuẩn hóa từ -2 đến -1 và Nhóm 6-Thấp có điểm chuẩn hóa nhỏ hơn -2, như đồ thị minh họa dưới đây.

Do đó, với kết quả PCI của 63 tỉnh thành cả nước và với 62,16 điểm, sau khi tính được độ lệch chuẩn (2,94), tiếp tục chuẩn hóa thang điểm (- 0,08), đối chiếu với quy định phân nhóm thì An Giang nằm trong Nhóm 4, thuộc nhóm “Trung Bình”.

2.3. Nhận định về kết quả chỉ số PCI

Qua kết quả cho thấy, có 04 chỉ số tăng điểm liên tục qua 2 năm liền: Tiếp cận đất đai (tăng 0,08 điểm năm 2016 và tăng 0,35 điểm trong năm 2017), Cạnh tranh bình đẳng (+0,09 và +0,49), Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (+0,93 và +1,04), Đào tạo lao động (+0,09 và +0,46). Bên cạnh đó, có những chỉ số tăng điểm, đồng thời cũng có thứ hạng rất cao so với năm 2016, nằm trong top 10 cả nước như: Chi phí gia nhập thị trường tăng 0,09 điểm, (tăng 25 bậc, xếp thứ 3 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSCL); Tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng 0,72 điểm (tăng 31 bậc, xếp thứ 2 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSCL; Tính năng động tăng 1,04 điểm (tăng 7 bậc, xếp thứ 8 cả nước và thứ 5 khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả khích lệ vừa nêu cũng còn một số vấn đề đáng lo ngại, điển hình là chỉ số Tiếp cận đất đai mặt dù tăng điểm liên tục qua 02 năm liên tiếp nhưng lại giảm thứ hạng (hạng 23 trong năm 2016 so với hạng 30 trong năm 2017); chỉ số Chi phí thời gian ngoài việc giảm điểm liên tục qua 2 năm liền (giảm 0,03 điểm trong năm 2016 và tiếp tục giảm 0,09 điểm trong năm 2017) còn giảm thứ hạng (hạng 19 trong năm 2016 so với hạng 22 trong năm 2017). Đồng thời, có những chỉ số có thứ hạng rất thấp so với cả nước như: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (hạng 53 cả nước, hạng 9 khu vực ĐBSCL), Đào tạo lao động (hạng 51 cả nước, hạng 8 khu vực ĐBSCL), Cạnh tranh bình đẳng (hạng 36 cả nước, hạng 12 khu vực ĐBSCL), Chi phí không chính thức (hạng 35 cả nước, hạng 13 khu vực ĐBSCL).

Một hạn chế nữa là những chỉ số thành phần có trọng số cao như: Đào tạo lao động (trọng số 20%), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (trọng số 20%), Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (trọng số 20%), Chi phí không chính thức (trọng số 10%) lại có điểm số rất thấp so với trung bình cả nước, cụ thể:

TT

CHỈ SỐ

NĂM

NĂM

NĂM

Trọng

Số chỉ

 

2015

2016

2017

số (%)

tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gia nhập thị trường

8,68

8,58

8,67

5

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiếp cận đất đai

5,94

6,02

6,37

5

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tính minh bạch

6,50

6,20

6,92

20

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí thời gian

7,00

6,97

6,88

5

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí không chính thức

4,66

5,40

5,20

10

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cạnh tranh bình đẳng

4,41

4,50

4,99

5

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Tính năng động

4,47

5,40

6,44

5

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hỗ trợ doanh nghiệp

5,67

5,49

5,99

20

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Đào tạo lao động

5,14

5,23

5,69

20

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thiết chế pháp lý

6,18

5,63

6,15

5

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG

57,61

57,79

62,16

100

128

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ bảng trên cho thấy, mỗi chỉ số thành phần sẽ được đánh giá trên thang điểm 10 nên mức độ đóng góp của các chỉ số thành phần vào tổng điểm của chỉ số PCI là khác nhau do trọng số khác nhau. Vì vậy, để có những cải thiện vượt bậc và bền vững, mục tiêu đề ra đối với tỉnh An Giang để cải thiện hơn nữa tổng điểm PCI, ngoài việc cải thiện các chỉ số thành phần giảm điểm, cần tập trung chính vào các chỉ số thành phần có trọng số cao nhưng điểm rất thấp của tỉnh như đã nêu.

Mặt khác, nhóm nghiên cứu đã sửa đổi lý thuyết và tên của chỉ số Thiết chế pháp lý thành “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” để tập trung hơn vào vấn đề Luật pháp và An ninh trật tự; đồng thời, bổ sung một số chỉ tiêu khảo sát để phản ánh tình hình tội phạm và cách giải quyết của cơ quan công an, cũng là đo lường những trải nghiệm cụ thể của doanh nghiệp về vấn đề thực thi pháp luật, vấn đề tội phạm và tình hình chống tham nhũng. Theo kết quả điều tra khảo sát tại An Giang cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản lên đến 23,66% (cao thứ 4 cả nước và khu vực ĐBSCL, sau Cà Mau 26,73%, Bạc liêu 25,27% và Sóc Trăng 23,91%); đồng thời chỉ có 61,96% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh là “Tốt”. Bên cạnh đó, khi sự việc xảy ra, chỉ có 68,18% cho rằng cơ công an hỗ trợ cho họ giải quyết hiệu quả vụ mất trộm tài sản (đứng 40 cả nước).

* NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Mặt tích cực:

Qua 02 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động, nhờ vào chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp của các Sở, Ban, ngành tỉnh, của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua đã tạo sự tin tưởng, sự ghi nhận nơi cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ngày càng thông thoáng, kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cải thiện qua từng năm. Qua các cuộc trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp, nhận thấy phần lớn doanh nghiệp mong muốn tỉnh tiếp tục thực hiện các gaỉi pháp, biện pháp, các hoạt động mà tỉnh đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chỉ số PCI trong việc đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế cấp tỉnh trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Từ đó, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động và tiếp sức cùng tỉnh trong kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp khác đến đầu tư.

Công tác công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân của các Sở, Ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố theo Kế hoạch 329/KH-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh có tác dụng rất rõ nét đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Qua đăng tải công khai, các cơ quan, đơn vị, cán bộ phụ trách có nỗ lực nhiều hơn trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Qua từng tháng, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt rất cao, trong khi tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hạn rất thấp.

2. Tồn tại, hạn chế:

Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 99%), còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh thấp, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu các quy định của pháp luật về kinh doanh, tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính hoặc chưa làm quen với việc giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng… Công tác vận động chuyển từ loại hình hộ kinh doanh cá thể sang loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 03/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh còn gặp nhiều, khó khăn, hiệu quả còn thấp do tâm lý ngán ngại khi phải lập các hồ sơ, sổ sách liên quan đến kế toán, kê khai thuế, báo cáo tài chính, thanh quyết toán thuế, lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội…

Công tác tuyên truyền về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 chưa được các đơn vị triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện quy chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp chưa được thông suốt. Bên cạnh đó, các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chưa chủ động rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nên chưa đề ra được các giải pháp cụ thể, kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp.

Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh còn hạn chế trong hoạt động phản biện các chính sách của tỉnh, trong kết nạp thành viên mới, trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp,…


3. Nguyên nhân:

Việc xây dựng thể chế, cơ chế thực hiện cắt giảm thủ thục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo Nghị quyết 19 của Chính phủ phần lớn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý cấp Bộ, ngành Trung ương. Ví dụ: quy trình thông quan hải quan phần lớn phụ thuộc vào kiểm tra chuyên ngành, không chỉ liên quan đến một cơ quan cụ thể như hải quan; chỉ tiêu về thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng; thời gian giải quyết phá sản…. dẫn đến quá trình triển khai thực hiện cắt giảm TTHC còn không chủ động được từ các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh.

Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa nhiều, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động, kể cả lao động quản lý cũng như lao động phổ thông, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan, địa phương trong công tác tuyển dụng lao động.

Đối với việc thực hiện chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, các đại phương chưa thật sự quyết liệt trong việc tuyên truyền, vận động những hộ kinh doanh có doanh số và mức khoán thuế lớn, thường xuyên sử dụng hóa đơn để chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.

Một số cơ quan chưa thực sự chủ động vào cuộc tích cực, chưa có nhiều nghiên cứu, đổi mới đột phá nhằm cải thiện các chỉ số thành phần được giao chủ trì; công tác hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn tình trạng chưa giải quyết triệt để, chưa giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

* GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Qua các nội dung đánh giá nêu trên; các Sở, Ban, ngành và địa phương còn rất nhiều điều phải làm, phải nỗ lực hết sức để khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong năm 2017 nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong năm 2018, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước càng ngày càng diễn ra quyết liệt. 

1. Giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành:

Tập trung bám sát các chỉ đạo điều hành của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh (Nghị quyết số 19), về hỗ trợ doanh nghiệp (Nghị quyết số 35/NQ-CP), về cải cách thủ tục hành chính…; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh, nổ lực, quyết liệt triển khai công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; người đứng đầu các Sở, Ban, ngành, địa phương và các cơ quan đơn vị được giao chủ trì từng chỉ số thành phần phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về điểm số và thứ hạng thuộc trách nhiệm cơ quan mình.
Đối với các chỉ số giảm điểm và thứ hạng thấp, các đơn vị chủ trì cần có các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu theo yêu cầu của tỉnh; khẩn trương nghiên cứu, chỉ đạo, ban hành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực hiệu quả gắn với đổi mới cách làm để triển khai thực hiện hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Giải pháp về triển khai thực hiện:

2.1. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018

Triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2018 Chương trình hành động nâng cao chỉ số PCI có cập nhật sự thay đổi các chỉ số của Bộ chỉ số PCI; Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2018 Chương trình hành động. Đồng thời, lồng ghép các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 19 và Cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Triển khai mô hình hỗ trợ Nhà đầu tư từ khâu ý tưởng đến triển khai thực hiện dự án.


Duy trì thực hiện mô hình Cà phê doanh nhân; đối thoại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện việc giám giám sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư trên Báo An Giang ở tất cả các đơn vị theo Kế hoạch 329 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tiếp tục triển khai công tác tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tổ chức đối thoại giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp để chủ động, chia sẻ khó khăn nhằm cải thiện tình trạng khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2. Trong giai đoạn 2019-2020

Đánh giá kết quả bước đầu vận hành Trung tâm Hành chính công tỉnh, tiến đến nghiên cứu hình thành Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Hình thành mô hình tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư từ khi tiềm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện thủ tục hành chính, vận hành dự án.

Xác lập cơ chế, vận hành Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiếp tục rà soát, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; đa dạng kênh công khai, minh bạch các TTHC, quy trình, quy định hành chính để doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận dễ dàng nhất. Tiếp tục rà soát, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện TTHC, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,…

Triển khai nhiều cách thức đánh giá chất lượng cán bộ công chức, nhất là tại Trung tâm hành chính công tỉnh nhằm nâng cao trách nhiệm, thái độ ứng xử làm việc đội ngũ cán bộ tiếp xúc làm việc trực tiếp với nhà đầu tư, doanh nghiệp, cần nghiêm túc thay thế những người không đủ năng lực, trình độ và phẩm chất.

Từng sở, ngành và địa phương phải chủ động nghiên cứu giải pháp, nâng cao hiệu quả, cách thức hỗ trợ doanh nghiệp sao cho ngày càng thiết thực, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Người đứng đầu các Sở, Ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về giải trình và giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Nâng cao và phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong việc nắm bắt và đánh giá tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư, doanh nghiệp của tỉnh để tham mưu, phản biện kịp thời, phát huy hiệu quả của các chính sách hỗ trợ.

Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao vai trò tuyên truyền đến các sở, ngành và địa phương, doanh nghiệp hiểu sâu hơn về Chương trình hành động nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ và các hoạt động triển khai hỗ trợ doanh nghiệp của các sở, ngành và địa phương trên toàn tỉnh.

* ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị Bộ, ngành Trung ương:

Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng Đề án khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp theo nguyên tắc thuận lợi nhất về thủ tục chuyển đổi; tối thiểu hóa chi phí tuân thủ phát sinh do chuyển đổi mô hình, trước hết là chi phí tuân thủ về tổ chức quản trị, về chế độ kế toán và về chi phí thuế.

Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ...

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy hoạch và quản lý chặt chẽ sản xuất nông sản để tránh cung vượt cầu, đồng thời tập trung phát triển cụm ngành, chuỗi liên kết, dịch vụ hỗ trợ...

Kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo như: chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số lượng lao động được đào tạo (số có cấp chứng chỉ nghề và được ký hợp đồng lao động tuyển vào làm việc); chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề khi doanh nghiệp tham gia hoặc trực tiếp thực hiện.

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế tín dụng và bảo lãnh tín dụng phù hợp với loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, hỗ trợ phương thức kinh doanh dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Đối với tỉnh:

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị liên quan về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển theo các Chương trình, kế hoạch đã được duyệt, gắn với nhiệm vụ chuyên môn./.

 

Báo cáo 441/BC-UBND ngày 17/7/2018

các tin khác

Hình Ảnh